Bưởi là một trong những cây ăn quả quen thuộc với người dân Việt. Nhưng ngày nay, bưởi trở nên phổ biến hơn khi chúng còn có thể làm cây cảnh cho các công trình đô thị, nhiều người tìm mua cây bưởi ngoại thất để trồng vừa làm cảnh vừa lấy quả.
Tên thường gọi: Cây bưởi, cây bòng.
Tên khoa học : Citrus maxima, Citrus grandis
Đặc điểm hình thái của cây bưởi:
– Cây Bưởi là loài cây trung bình, cao trung bình khoảng 3-4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa.
– Cành có gai dài, nhọn. Lá hình trứng, dài 11-12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.
– Hoa mọc thành chùm 6-10 bông.
– Quả hình cầu to, vỏ dầy, màu sắc tùy theo giống. Quả thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dầy, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều kích thước tùy giống.
Đặc điểm sinh thái:
Nhiệt độ: Cây bưởi có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 – 38 độC, thích hợp nhất là 23 – 29 độC. Dưới 13 độC cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5 độC cây sẽ bị chết;
Công dụng của cây bưởi:
Người ta trồng cây bưởi để lấy quả ăn, làm bóng mát, lấy hoa để ướp hương thơm các món ăn, bánh trái hoặc dùng để chưng cất nước hoa bưởi làm hương liệu mỹ phẩm…
Các bộ phận của cây bưởi được dùng làm thuốc là: dịch ép nước bưởi, vỏ quả, lá, hoa, hạt, vỏ hạt.
Quả cây Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì.
Đặc biệt, trong cùi trắng của quả cây bưởi có chứa pectin, tinh dầu, hesperidin, maringin, là những chất có tác dụng làm giảm cholesterol – huyết, bảo vệ sự bền vững của mao mạch, phòng chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Hình: Quả bưởi to, tròn
Cách trồng và chăm sóc cây bưởi:
– Cây bưởi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới, tuy nhiên cũng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động nguồn nước tưới.
– Cây bưởi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho cây bưởi bằng các loại cây khác như mãng cầu xiêm,… Đồng thời, trồng cây chắn gió như dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ ,… để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.
Cây bưởi cỡ lớn
– Tùy theo giống và vùng đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp, có thể là 5X6m hay 6X6m hoặc 6X7m.
– Trong mùa nắng cần phải ủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm, đồng thời cũng hạn chế cỏ dại. Chú ý khi ủ phải chừa cách gốc khoảng 20cm để hạn chế các loại nấm bệnh tấn công gốc cây bưởi.
Công việc bồi bùn lên líp cho cây bưởi có thể kết hợp vói việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa; có thể bồi vào khoảng tháng 2- 3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2- 3cm là tốt nhất. Thời gian bồi bùn nên 2 năm bồi một lần.
– Hằng năm nên bón bổ sung để cải thiện phẩn chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của trái bưởi.
– Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch.
Với khoa học kỹ thuật ngày càng cao, người ta nhân các giống bưởi ngoại thất với cây dáng nhỏ để trồng tiện lợi trong các sân vườn và đô thị. Thêm nữa, việc mua cây bưởi – một trong những cây cảnh đô thị cho quả ngon và dáng cây đẹp về trồng vừa giúp người trồng có cảnh quan xanh đẹp hơn, vừa cung cấp quả cho để ăn.