Cây Lát Hoa có tên khoa học là Chukrasia tabularis. Đây loài cây được nhiều công trình ưa chuộng nhờ khả năng tạo cảnh quan bắt mắt, làm đai phòng hộ tốt. Hơn nữa, cây còn mang nhiều giá trị kinh tế cao. Đặc điểm hình thái, sinh thái cụ thể của cây như sau:
Đặc điểm hình thái nổi bật
Lá của cây Lát Hoa là dạng lá kép lông chim, cuống dài 30-40cm và có khoảng 7-10 đôi lá. Mỗi một chiếc lá dài khoảng 10-12cm, rộng khoảng 5-6cm. Đầu lá nhọn, lá hình xoan hoặc mũi mác.
Hoa của cây lát hoa thuộc nhóm lưỡng tính, màu vàng nhạt gần giống be kem. Hoa có 5 cánh xòe, mọc thẳng ở đầu cành, thoảng hương thơm nhẹ. Quả của cây lát hoa có hình bầu dục hoặc hình cầu. Thời gian nở hoa từ tháng 4-5, thời gian ra quả từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau.
Đặc điểm sinh thái
Cây Lát Hoa được trồng phổ biến ở nhiều cánh rừng của Việt Nam, có tốc độ phát triển trung bình. Thân cây gỗ lát hoa dạng thẳng và cao, đường kính lớn. Vỏ bên ngoài màu nâu nhạt và có các rạn nứt dọc.
Cây Lát Hoa có mấy loại?
Có nhiều loại cây Gỗ Lát và giá trị chất lượng gỗ khác nhau. Phổ biến nhất gồm các loại sau:
– Gỗ Lát Chun có thể ứng dụng làm đồ nội thất như giường, tủ, bàn ghế…
– Gỗ Lát Hoa có đường vân mềm mại, màu nâu đỏ ánh hồng đẹp mắt.
– Gỗ Lát Xoan làm nguyên liệu trong xây dựng, đồ gia dụng.
– Gỗ Lát Nam Phi có vân thưa, độ dẻo dai tốt, chống mối mọt.
Ý nghĩa của cây Lát Hoa
Cây Lát Hoa là một không những có ý nghĩa là một cây lâm nghiệp giúp phát triển kinh tế bền vững cho người trồng rừng, chúng còn là loại cây công trình hữu ích, mang ý nghĩa tôn tạo cảnh quan đặc sắc.
Cây Lát Hoa trồng cây xanh đô thị
Trồng cây Lát Hoa là việc làm “một công đôi việc”, vừa tạo cảnh quan đô thị tuyệt vời vừa góp phần bảo tồn nguồn gỗ cây có giá trị kinh tế cao.
Có thể nói, cây Lát Hoa có ý nghĩa thiết thực, nhân đôi nên ngày càng được nhiều nhà trồng rừng săn lùng. Hiện tại, đây là loại cây giống được trồng phổ biến ở mọi địa phương trên khắp cả nước.
Cây Lát Hoa có nhiều ứng dụng trong cuộc sống
Không phải tự dưng mà việc trồng cây Lát Hoa lại được nhiều người lựa chọn. Nguyên nhân chủ yếu chính là những ứng dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại sau đây.
Khai thác gỗ đóng đồ nội thất
Với thân cây cao, đường kính thân lên tới 100cm nên gỗ cây lát hoa là một trong những cây trồng lấy gỗ phổ biến nhất ở Việt Nam. Gỗ có nhiều ưu điểm về chất lượng như gỗ cứng, ít bị cong vênh; chống mối mọt tốt.
Các vân trên gỗ rất đẹp, rõ màu nên sản xuất đồ gỗ có tính thẩm mỹ cao. Có thể dùng để sản xuất đồ dùng nội thất, chế tác đồ gỗ mỹ nghệ.
Làm đai phòng hộ
Thân cây cứng cáp, chắc chắn với bộ rễ bám sâu nên phù hợp để làm cây rừng phòng hộ. Có thể trồng để làm đai che chắn cho các vườn cây ăn quả; phòng hộ cho các nông trại, trang trại.
Gốc cây Lát Hoa có bạnh lớn nên khả năng chịu gió rất tốt; là lựa chọn lý tưởng để trồng ở những địa bàn thường xuyên có gió bão. Rễ cây bám chặt, giữ đất và giữ mạch nước ngầm rất tốt.
Tạo cảnh quan đô thị
Cây có cành nhánh rộng, các tán lá tạo hình đều và đẹp nên rất phù hợp trồng làm cảnh quan. Đây cũng là loại cây đô thị được lựa chọn để trồng.
Đến nay, loại cây này càng được trồng rộng rãi trong các khu đô thị, khu công nghiệp; trên đường phố để tỏa bóng mát, thanh lọc không khí và mang đến vẻ đẹp thanh lịch.
Thời vụ và mật độ trồng cây Lát Hoa
Nên trồng vào vụ xuân và vụ thu. Trồng ở đất sâu ẩm, tránh đất nông hoặc trơ sỏi đá. Mật độ trồng 700-800 cây/ha; bảo đảm khoảng cách trồng tối thiểu 3x3m cho mỗi gốc.
Làm đất và đào hố trồng cây
Tiến hành xới đất và làm cỏ đường kính 1m quanh gốc cây trong năm trồng đầu. Chọn đất vườn ươm có độ dốc quá 5 độ, thoát nước tốt và không ngập úng. úng ngập.
Phân bón lót cho cây
Để bón lót cho cây, người trồng tiến hành làm đất lên luống như thực hiện đối với cây gieo. Sau đó, thực hiện bón lót 3-4kg phân chuồng/m2. Khi gieo được 60-80 ngày, cây cao tầm 7-10cm, có 5 đến 7 lá thì nhổ đem cấy vào bầu với cự ly 20x20cm.
Trên luống, người trồng thực hiện làm giàn che hoặc cắm ràng để che ánh sáng 30-40%. Ngoài ra, chúng ta cần thường xuyên tưới ẩm và phá váng theo chu kỳ 15-20 ngày một lần.
Vỏ bầu được làm bằng Polyetylen và đường kính 7-8cm, cao 10-12cm. Đáy bầu được đục lỗ xung quanh, ruột bầu là hỗn hợp bao gồm 80% đất mặt + 20% phân chuồng hoai.
Tưới nước và phòng trừ cỏ dại cho Lát Hoa giống
Cây Lát Hoa cần được cung cấp đủ nước, đặc biệt là trong mùa khô. Ngoài ra, người trồng cần chú ý phòng trừ cỏ dại cho cây bằng cách phủ gốc chè bằng cỏ, cây phân xanh, rác,….
Sau mỗi trận mưa to, người trồng cần xới phá váng cho cây. Thực hiện làm cỏ vụ xuân từ tháng 1-2 và vụ thu là từ tháng 8 đến tháng 9. Một năm, chúng ta cần xới gốc 2-3 lần và xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Lát Hoa
Loại cây Lát Hoa này có thể gặp sâu đục nõn hoặc sâu lá. Vì vậy, người trồng cây cần theo dõi thường xuyên để phun thuốc trừ sâu kịp thời tránh ảnh hưởng đến chất lượng của cây.